Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Ngay từ khi còn nhỏ, những hoạt động chơi tương tác, chạm hoặc khám phá các đồ vật đã có cùng với cha mẹ và người quen đã đem lại những lợi ích cho trẻ. Hoạt động chơi cho phép trẻ phát triển cảm giác, thể chất, trí tuệ và xúc cảm, xã hội, thông qua trò chơi trẻ cũng phát triển nhân cách và ý thức về bản sắc cá nhân của mình.
Ngay từ khi sinh ra, trẻ nhỏ đã biết chơi theo cách riêng của mình, bắt đầu bằng những cách đơn giản. Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sử dụng các giác quan của mình để chơi và học hỏi. Trẻ thường tự chơ với chính mình, với tay, chân của mình.
Tuy nhiên, không gì có thể thay thế những tiếp xúc, liên hệ với người khác và sự quan tâm chú ý mà trẻ nhận được khi chơi với bố, mẹ hoặc người quen.
Những lợi ích của hoạt động chơi ở trẻ sơ sinh
Khi bạn chơi với trẻ, bạn sẽ hiểu trẻ hơn và phát triển giao tiếp và mối quan hệ gắn bó với trẻ. Những trò chơi cũng thúc đẩy sự học hỏi và phát triển của trẻ.
Phát triển các giác quan
phát triển các giác quan
 
Trước tiên, những trò chơi đánh thức các giác quan của trẻ, giúp trẻ dần dần nhận biết những màu sắc, âm thanh, hình dáng, kích thước của những vật trong môi trường sống. Khi trẻ nắm tay bạn, trẻ vuốt tóc bạn, hoặc gặm chiếc gối nhỏ, trẻ khám phá ra các kết cấu và hình dạng khác nhau và ý thức về những cảm giác khi chạm vào những vật.
Khi bạn kích thích các giác quan của trẻ, bạn thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.
Sự phát triển cơ thể
phat trien co the
Về phương diện thể chất, những thao tác với các vật thể và hoạt động tương tác với người khác cho phép trẻ làm quen với cơ thể của trẻ. Khi trẻ cử động tay, chân, hay cố gắng quay lại để lấy đồ chơi, nghịch những chiếc cúc trên áo sơ mi bằng các ngón tay, trẻ hoàn thiện khả năng vận động và phát triển các cơ.
Phát triển trí tuệ
Trò chơi nuôi dưỡng năng lực trí tuệ của trẻ, trong quá tình chơi trẻ học và khám phá rất nhiều điều. Khi trẻ cố giữ quả bóng đưa lên miệng và quả bóng rơi, lăn trên mặt đất, dần dần trẻ khám phá ra những đặc tính của loại đồ chơi này. Sau đó trẻ dần hiểu được chức năng của đồ chơi.
Phát triển cảm xúc
phat trien cam xuc
Chơi là khoảnh khắc vui vẻ, thông qua chơi trẻ tập cách kiểm soát nhất định, đưa ra những sáng kiến, phản tứng với những điều mới mẻ và thể hiện sự vui mừng hoặc sự không hài lòng. Trò chơi cũng cho phép trẻ học tập, rèn luyện khả năng sáng tạo của mình và dần có được cảm giác kiểm soát môi trường của mình. Dần dần phát triển nhân cách và bản sắc cá nhân của trẻ.
Phát triển xã hội
Đối với trẻ nhỏ, chơi với bố mẹ cũng là một hoạt động học hỏi xã hội. Sự hiện diện của bố mẹ, nụ cười của bố mẹ, những cử chỉ của bố mẹ và tiếng nói của bạn an ủi và động viên, khuyến khích trẻ tiếp tục khám phá. Vì vậy, những khoảnh khắc với con bạn, những âm điệu mà bạn hát cho trẻ nghe và những trò chơi mà bạn chơi cùng con sẽ thắt chặt mối quan hệ với con và chuẩn bị cho trẻ tương tác với những người lớn khác hoặc trẻ em khác.
Tóm lại
Ngay từ khi còn nhỏ, những hoạt động chơi tương tác, chạm hoặc khám phá các đồ vật đã có cùng với cha mẹ và người quen đã đem lại những lợi ích cho trẻ.
Hoạt động chơi cho phép trẻ phát triển cảm giác, thể chất, trí tuệ và xúc cảm, xã hội, thông qua trò chơi trẻ cũng phát triển nhân cách và ý thức về bản sắc cá nhân của mình.
Đối với trẻ nhỏ, hoạt động chơi có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng tích hợp vào các hoạt động hàng ngày. Duy trì sự tiếp xúc thường xuyên với trẻ, chú ý đến những phản ứng của trẻ và vui đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn và thúc đẩy hạnh phúc của trẻ.

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

Tin liên quan

Baner Trái Đồ chơi Kinh Bắc
Baner Phải đồ chơi Kinh Bắc