Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Top địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng nhất ở Bắc Ninh

Top  địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng nhất ở Bắc Ninh
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu từng là trung tâm tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam.
Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn​……
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm.[9] Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương vương, Lạc Long quân, Âu Cơ. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương vương, đền thờ Lạc Long quân, Âu Cơ ở Thuận Thành

 

1 - Chùa Dâu- Đệ nhất cổ tự


Nhắc đến Bắc Ninh ta không thể không nhắc tới địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng chính là chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Châu. Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam

Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc dân tộc

Chùa Dâu được xem là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam cũng như là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất còn lưu giữ đến ngày nay

Chùa Dâu nổi tiếng linh thiêng không những vì là ngôi chùa Phật Pháp đầu tiên tại Việt Nam mà còn gắn nhiều với nhiều truyền thuyết như truyền thuyết Mạc Đĩnh Chi, truyền thuyết Man Nương. Đến với chùa Dâu, du khách sẽ được trải nghiệm không gian cổ kính, linh thiêng tại đây. Lối kiến trúc của chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Trong đó bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tại chùa Dâu có thờ đức Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng,...cùng nhiều tượng khác.

Ban thờ Pháp Vân (bà Dâu) tại thượng điện chùa Dâu

 

Đến tham quan chùa Dâu vào dịp nơi đây tổ chức lễ hội, bạn sẽ được trải nghiệm các nghi thức cổ xưa tại đây. Lễ hội tại chùa Dâu cũng được xem là một trong những lễ hội cổ nhất tại Việt Nam còn lưu giữ đến ngày nay. Thời gian tổ chức lễ hội diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chính vì thế nếu có dịp, bạn nên ghé qua chùa Dâu trong khoảng thời gian này để tận mắt chiêm ngưỡng nét văn hóa độc đáo được tổ chức tại đây.

Có câu thơ lưu truyền dân gian:.

Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô.


2 - Đền Đô
Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý.

Đền Lý Bát Đế đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25 tháng 1 năm 1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các Vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Nếu có cơ hội một lần đặt chân đến vùng đất Bắc Ninh, bạn không thể bỏ qua địa điểm du lịch nổi tiếng tại đây: Đền Đô. Đền Đô hay còn được gọi là Đền Lý Bát Đế hay Cổ Pháp điện là nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý với bề dày lịch sử nghìn năm. Đền Đô - ngôi đền của các bậc đế vương thời nhà Lý, toát lên mình sự trang nghiêm, cổ kính, đậm nét hào khí Thăng Long một thời. Đến với Đền Đô, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng lại công trình kiến trúc cổ xưa còn lưu giữ đến ngày nay với những nét văn hóa độc đáo từ kiến trúc, ý nghĩa cho đến các lễ hội diễn ra nơi đây.

Đền Đô được xây dựng vào ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ 1030 bởi vua Lý Thái Tông. Sau này đền trải qua nhiều lần trùng tu và mở rộng. Tuy nhiên trong thời kì chiến tranh, quân Pháp đã dội bom, phá hủy hoàn toàn công trình kiến trúc tôn nghiêm này. Về sau vào năm 1989, Đền Đô được xây dựng, phục hồi theo hình dáng, kiến trúc cũ dựa trên sự nghiên cứu của các chuyên gia cũng như các dấu tích còn lại. Dẫu vậy, Đền Đô vẫn giữ riêng cho mình nét cổ kính, trầm mặc, thể hiện sự uy nghi, hào khí một thời của triều đại nhà Lý.
Được xem là nơi thừa tự của các bậc đế vương nhà Lý, Đền Đô thờ 8 vị vua như sau:
  • Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028)
  • Lý Thái Tông (1028-1054)
  • Lý Thánh Tông (1054-1072)
  • Lý Nhân Tông (1072-1128)
  • Lý Thần Tông (1128-1138)
  • Lý Anh Tông (1138-1175)
  • Lý Cao Tông (1175-1210)
  • Lý Huệ Tông (1210-1224)
Đền Đô nằm trong khuôn viên rộng hơn 31.000m². Nét kiến trúc tại đây được chăm chút tỉ mỉ với những chạm khắc tinh xảo cũng như sự uy nghi, linh thiêng trong khu chính điện và các khu thờ tự khác. Bước vào chính điện của Đền Đô, bạn sẽ thấy một bên khắc họa lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ, một bên là bài thơ "Nam quốc sơn hà" được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Khói hương trong chính điện nghi ngút càng làm tăng thêm vẻ trầm mặc, cổ kính và linh thiêng cho Đền Đô.

Xung quanh Đền Đô là khuôn viên rộng lớn, trồng nhiều cây xanh cũng như lối đi rải đá sạch sẽ. Nơi đây có hồ Bán Nguyệt là nơi thường xuyên diễn ra quan họ Bắc Ninh - nét văn hóa độc đáo của vùng đất này. Đồng thời Đền Đô còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc. Nếu đến đây vào rằm tháng 3, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ hội truyền thống của người dân nhằm tưởng nhớ công lao của các vị vua nhà Lý trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.

Nếu có dịp một lần ghé qua mảnh đất giàu văn hóa này, đừng quên ghé qua Đền Đô bạn nhé!
 

3- Chùa Bút Tháp 


Chùa Bút Tháp  tên chữ là Ninh Phúc tự - Được biết đến là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vẫn bảo tồn 
Tương truyền vào năm 1876, khi vua Tự Đức qua chùa thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, và ngôi chùa mang tên Bút Tháp từ đó.
Nằm ở thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.
Chùa còn được biết đến với các tên gọi khác chùa Nhạn Tháp, Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự
Chùa Bút Tháp là đỉnh cao của một công trình kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu cho phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII
Với diện tích khoảng 10.000m2

Theo sách Địa chí Hà Bắc (xuất bản năm 1982), chùa Bút Tháp có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Đến thế kỷ 17, chùa trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644) đến từ Trung Hoa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch, kế nghiệp là Thiền sư Minh Hạnh
Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đã rời cung thất về chùa Bút Tháp tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà bỏ tiền của, ruộng lộc ra để trùng tu lại. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay được xây dựng từ thời đó.

Trải qua nhiều thế kỷ, chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996. Quần thể kiến trúc của chùa còn giữ lại nhiều di tích của thế kỷ 17
Nghệ thuật trang trí được thể hiện trên hầu hết các chất liệu gỗ, đá và các đồ thờ của chùa, trong đó nghệ thuật điêu khắc đá đạt đến đỉnh cao với các hình ảnh sống động tươi vui, hàm chứa ý nghĩa Phật đạo và đặc biệt mang đậm nét nghệ thuật thiền.

Nổi bật nhất trong chùa là pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt do nghệ nhân Trương Thọ Nam tạo tác và hoàn thành vào năm 1656. Đây là một kiệt tác hàng đầu về nghệ thuật tạc tượng làm nổi bật triết lý nhà Phật, và được công nhận Bảo vật quốc gia từ năm 2012
Ngoài ra trong chùa còn rất nhiều tác phẩm điêu khác nghệ thuật đặc biệt.

Nằm bên bờ sông Đuống, chùa Bút Tháp mang dáng vẻ phong rêu cổ kính nhưng không kém phần linh thiêng. Ngôi chùa có hình dáng như cây bút nằm hiên ngang giữa trời, bên những cánh đồng bát ngát, mênh mông. Tới đây bạn được tự do sải bước trong khuôn viên rộng lớn, khoáng đạt và tĩnh mịch. Chùa Bút Tháp sẽ mãi là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm về nguồn cội tâm linh. Về lịch sử hình thành thì đến nay chưa có nguồn tài liệu chính xác nào ghi nhận. Tuy nhiên có một số thông tin cho rằng chùa có từ thời nhà Trần và được mở rộng, trùng tu nhiều lần.

Là một trong số những ngôi chùa cổ lâu năm ở Bắc Ninh, chùa Bút Tháp có sự kết hợp hài hòa giữ kiến trúc và không gian, tạo nên nét đẹp riêng, thu hút nhiều du khách. Chùa chính với ba dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công", bên trong thờ tượng Phật Quan Âm cũng như nhiều tượng thờ khác. Đặc biệt tại đây có tháp Bảo Nghiêm với kiến trúc như cây bút khổng lồ vươn thẳng lên trời. Các phiến đá đều được chạm khắc một cách đầy kì công, tinh xảo.

 

Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa tâm linh ở Bắc Ninh cũng như các lối kiến trúc cổ xưa còn sót lại thì đừng quên ghé qua ngôi chùa Bút Tháp nổi tiếng này bạn nhé!





4- Tượng đài Lý Thái Tổ

Sáng 3-2, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức khánh thành tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thị xã Bắc Ninh. Ðây là công trình mang nhiều ý nghĩa văn hóa lịch sử của tỉnh Bắc Ninh nhằm tôn vinh, ghi nhớ công ơn của vị vua khai mở triều đại nhà Lý, một vương triều có nhiều công lao trong lịch sử đất nước
Bức tượng mô tả Vua Lý Thái Tổ đội mũ bình thiên, khoác áo long bào, tay cầm "chiếu dời đô", mắt nhìn về phương nam, hướng về quê hương của nhà vua và là nơi có kinh thành Thăng Long mà cách đây gần 1.000 năm Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về để lập nên thủ đô nước Ðại Việt hùng cường.

Thái Tổ Lý Công Uẩn - vị vua có công khai mở nền văn minh Đại Việt

Trong quần thể Khu vực Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan (Trung tâm TP Bắc Ninh)nằm giữa hai đường Phù Đổng Thiên vương và Nguyên phi Ỷ Lan, là một trong những công viên thành phố được thiết kế xây dựng quy mô bề thế nhất miền Bắc

5- Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho nằm ở tỉnh Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng ngôi đền nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng

Đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989 và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng quy mô
Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh là một địa chỉ thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những nhà kinh doanh vào mỗi dịp đầu năm và cuối năm. Nhiều người quan niệm, đầu năm tới đền “vay Bà Chúa Kho” thì sẽ được “mua may, bán đắt”, và cuối năm là dịp họ “trả lễ”

Ngày lễ lớn nhất trong năm của di tích này là Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được tổ chức vào 14 tháng Giêng hàng năm, nhưng từ nhiều năm qua, không chỉ cả tháng Giêng, mà suốt cả năm, cũng rất đông người đến lễ Đền.
Theo sử sách ghi lại, đền Bà Chúa Kho có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược vào năm 1076. Theo đó, làng Cổ Mễ được chọn là nơi đặt kho quân lương của quân của nhà Lý ở bờ nam chiến tuyến sông Như Nguyệt (Sông Cầu ngày nay).

Tương truyền, Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Bà được miêu tả là người con gái rất đẹp. Sau khi lấy vua nhà Lý và được phong là Linh Từ Quốc Chế. Thấy ruộng đất làng Quả Cảm còn bị hoang hóa nhiều, Bà đã xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang.

Sau đó, mở rộng khai hoang vào đến vùng Nghệ An hiện nay. Cũng vào khoảng thời gian này, Bà còn có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh).
Ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (năm 1077), trong lúc phát lương cứu giúp dân làng Bà đã bị giặc sát hại. Nhà vua thương tiếc hạ chiếu phong Bà là Phúc Thần. Người dân tỏ lòng biết ơn đã lập đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với sự tôn kính là Bà Chúa Kho
.

6 - Chùa Phật Tích - Ngôi Chùa cổ tự độc đáo Bắc Ninh


Chùa Phật Tích xưa có tên là chùa Vạn Phúc Tự, là một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc
Chùa Phật Tích - Nơi có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam

Hiện tại, tượng A Di Đà chùa Phật Tích đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.




Ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích còn gọi núi Lạn Kha, thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thu hút khách thập phương không chỉ bởi kiến trúc đẹp huyền ảo, khung cảnh chùa Phật Tích đẹp lung linh mà còn bởi những câu chuyện cổ tích và những truyền thuyết, huyền thoại nàng tiên giáng Hương và Từ Thức, hay chuyện Vương Chất mải mê xem hai tiên ông đánh cờ đến nỗi để mục cả cán rừu…
Khi hòa bình lập lại từ 1954 đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A di đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử - văn hoá. Ngôi chùa vào thời Lý giờ không còn nữa, hiện nay, chùa được trùng tu và mở rộng, có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ
Chùa Phật Tích, một công trình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cho đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật cổ quý giá. Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.

Về chùa Phật tích, chiêm ngưỡng 10 linh thú bằng đá


Ngoài ra pho Đại Phật tượng làm bằng đá có chiều cao 27 m, nặng 3.000 tấn được đặt trên đỉnh núi Phật Tích là công trình được gắn biển kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hàng năm vào ngày 3- 5 Tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát Quan họ… Với giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời và độc đáo, chùa Phật Tích ngày càng có nhiều khách trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu và vãn cảnh.


Tháp Phổ Quang cao hơn 5m tại Chùa Phật Tích

Vường Tháp bảo chùa phật tích tiên du bắc ninh

7- Hội Lim - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại do UNESCO

Hội Lim là một lễ hội truyền thống chắc chắn những người yêu thích du lịch hay cả những người yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cũng nên trải nghiệm
Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

Hội Lim Đậm Đà Không Gian Văn Hóa Quan Họ Vùng Kinh Bắc


Dân gian truyền tai nhau rất nhiều nguồn gốc hình thành của của Hội Lim. Trong đó có giả thuyết căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương được nhiều người tin tưởng nhất. Trong giả thuyết này, hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, gắn liền với tiếng hát của chàng Trương Chi. Dòng Tiêu Tương chính là dấu tích một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi, làm đắm say lòng nàng Mỵ Nương xinh đẹp.

Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân, nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và "ngày hóa" của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim. Song trải tháng năm lịch sử, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng








8 - Đình làng Đình Bảng

Xưa làng Đình Bảng nằm ở bên sông Tiêu Tương
Quê hương Lý Thái Tổ là Cổ Pháp xưa
Đình làng Đình Bảng, tên Nôm là đình Báng là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình được xây dựng vào đầu thế kỷ 18, thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn đại vương, Thủy Bá đại vương và Bách Lệ đại vương đồng thời thờ sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15

Ngay khi bước qua hai cánh cửa bằng gỗ vào không gian phía trong du khách sẽ choáng ngợp bởi tấm che gian chính điện bằng gỗ có diện tích cực lớn được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, rất cầu kỳ.

Không chỉ có vậy, du khách dành thời gian tìm hiểu sẽ càng thấy cuốn hút với vô số các tác phẩm chạm khắc trên gỗ chau chuốt, hài hòa có ở đình, như bức “Bát mã quần phi” nổi tiếng với 8 con ngựa ung dung trên đồng cỏ, hơn 500 đầu rồng chạm khắc tinh xảo mà không chiếc nào giống chiếc nào, hay bức ngũ long tranh châu… Bởi vậy, nhiều bức điêu khắc, trang trí trên gỗ ở đây được coi là những tác phẩm tiêu biểu thế kỷ 18 ở Việt Nam.
Với những giá trị đặc sắc đó, đình Đình Bảng trở thành một trong ba ngôi đình đẹp nhất của xứ Kinh Bắc, được dân gian ca ngợi:
"Thứ nhất là đình Đông Khang
Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang Đình Diềm"
Di tích đình Đình Bảng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia từ năm 1961.
Với nhiều du khách mỗi khi đến thăm vùng đất cổ xinh đẹp Kinh Bắc, đình làng Đình Bảng là địa danh nhất định phải ghé thăm

 

9- Làng tranh đông hồ
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh..
Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp


Làng tranh Đông Hồ - Làng nghề truyền thống nổi ở tiếng Bắc Ninh

Làng tranh Đông Hồ: Một thời vang bóng giờ vắng khách đi về
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể
Thơ Tú Xương có tranh Đông Hồ về ngày Tết là:

Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà
Bảo tồn, phát huy giá trị làng tranh Đông Hồ - Bài 1 | baotintuc.vn
Làng tranh Đông Hồ đìu hiu mùa “Cô-vít”

Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô

Tranh Đông Hồ - Quà tặng đặc biệt

Một sản phẩm mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Qua nhiều thế kỷ tồn tại, dòng tranh Đông Hồ đã sử dụng chính cài hồn của cuộc sống để vẽ tranh và phác họa tinh thần dân tộc. Dòng tranh này có sức sống bền bì theo thời gian và khá gẫn gũi với người Việt.  Hình ảnh trong tranh gắn liền với làng quê, ngõ xóm và phản ánh cuộc sống bình dị của người dân Việt Nam.

 

11- Làng tơ tằm Vọng Nguyệt

Một góc làng Vọng Nguyệt

Tơ Tằm Vọng Nguyệt - Tiếng Vọng Từ Một Làng Nghề Huyền Thoại

Làng Vọng Nguyệt thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, một ngôi làng nằm lơ thơ bên tả ngạn sông Cầu và được dòng sông che chở từ hàng ngàn năm nay. Không chỉ nổi danh là một làng Việt cổ với những di sản văn hóa phi vật thể đánh dấu những mốc son thăng trầm của văn hóa làng xã, làng Vọng Nguyệt còn khắc sâu vào ký ức mỗi người về một làng nghề tơ tằm có lịch sử hàng nghìn năm. 

Mặc dòng chảy của thời gian, Kinh Bắc tự bao đời vẫn mang trong mình tất cả những vẻ đẹp truyền thống và vẫn giữ được vẹn nguyên cái hồn xưa trong từng nếp sống. Ai đã từng một lần đặt chân tới mảnh đất này, chắc không thể nào quên hình ảnh cây đa bến nước con đò, hình ảnh những liền anh liền chị và hình ảnh những làng nghề truyền thống. Trong đó, làng Vọng Nguyệt, là điểm đến cho du khách thập phương trong những tour du lịch Tam Giang vào dịp nghỉ lễ 30/04 – 01/05.
Tìm về làng Vọng Nguyệt trong chuyến du lịch Tam Giang, chắc hẳn du khách sẽ phải ngỡ ngàng khi được nghe kể những câu chuyện xưa đầy lý thú. Ngày xưa, mảnh đất này có tên là Ngột Nhì. Vào một ngày, có một người đàn ông họ Chu tìm tới khẩn hoang lập làng và được phong làm Tổ làng. Khi ông qua đời được an táng ở đồng Đống Tranh, một vị trí nhìn xuống ao bán nguyệt, từ đó người ta gọi là làng Vọng Nguyệt. Vọng Nguyệt, một cái tên đầy chất thơ, như chính sự thanh bình, yên ả của làng quê này vậy.
Làng Vọng Nguyệt không chỉ được mệnh danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra những nhân tài lẫy lừng nơi đất Bắc. Làng Vọng Nguyệt còn lưu danh muôn thuở bởi cái nghề mà cha ông để lại từ ngàn xưa: nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ kéo kén.
Tơ tằm bén duyên chẳng biết tự khi nào, người ta chỉ nhớ về những câu chuyện truyền đời từ những ngày xa xưa, khi Vọng Nguyệt còn là mảnh đất được triều đình giao cho nhiệm vụ ươm tơ dệt vải. Nhiều dòng họ lớn trong làng như: Nguyễn Hữu, Chu, Ngô Quý, Ngô Xuân đã cùng nhau tạo nên những kỳ tích, mang danh làng tơ tằm Vọng Nguyệt vang xa khắp chốn.
 
Một góc làng Vọng Nguyệt
Du lịch Tam Giang vào mùa hè, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những ruộng dâu xanh mướt trải dài hai bên đường làng. Đâu đó trong không gian đầy yên ả của làng quê Bắc Bộ, người ta lại bị hút hồn bởi một bức tranh đầy mê hoặc về những cô gái đang mải mê hái lá dâu dưới ánh mặt trời huyền ảo.
Dù ai buôn Sở bán Tần,
Không bằng Vọng Nguyệt chuyên cần ươm tơ.

Nụ cười hạnh phúc của người dân khi chăm chút những bó tơ

12 - Làng đúc đồng đại bái

Đại Bái - Làng nghề đúc đồng nổi tiếng xứ Kinh Bắc

Từ thuở xa xưa, xã Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn được coi là làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất về kỹ nghệ đúc đồng, sản xuất ra các sản phẩm về đồ đồng thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Ngày nay, Đại Bái vẫn được biết đến như một làng nghề truyền thống với sự phát triển mạnh mẽ, đem đến những đổi thay tích cực về kinh tế xã hội cho người dân nơi đây.
Không chỉ có các thế hệ đi trước tâm huyết với nghề, xã Đại Bái ngày nay đang có rất nhiều người trẻ vẫn đang say sưa với nghề truyền thống
Bên cạnh đó, làng nghề Đại Bái còn giữ được nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, tiêu biểu như: Khu lăng tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền, đình Văn Lãng, đình Diên Lộc, chùa Diên Phúc và Lễ hội truyền thống làng Đại Bái - nơi tôn vinh những sản phẩm truyền thống được làm từ đồng, tôn vinh những tấm lòng gắn bó với nghề và lưu giữ những nét đẹp văn hóa của quê hương

Về Đại Bái du lịch, khám phá làng nghề đúc đồng nổi tiếng

Làng nghề đúc đồng Đại Bái (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi, làng Văn Lãng) là một làng nghề chuyên về những sản phẩm đồ đồng mỹ nghệ.
Nói đến làng nghề chuyên gò, đúc đồng nổi tiếng Việt Nam có lẽ sẽ không thể bỏ qua làng nghề đúc đồng Đại Bái. Nơi đây đã trở thành một địa điểm nổi tiếng cung cấp hàng ngàn mẫu thủ công mỹ nghệ đúc đồng trên cả nước, thậm chí đang tiến xa hơn sang thị trường quốc tế: Tây Âu, Đông Âu

 13- 
Làng tre Xuân Lai  
Làng nghề Tre Trúc Xuân Lai - Mây Tre đan, nội thất Tre xuất khẩu
Làng nghề Mây Tre đan thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Từ bao đời nay vẫn lưu giữ và phát triển nghề truyền thống dùng cây tre, cây trúc, cây nứa, cây mây để làm ra các sản phẩm hữu ích. Những sản phẩm thân thiện phục vụ đời sống người dân Việt.
Theo các sử liệu còn lưu giữ được nghề làm tre trúc Xuân Lai có từ lâu đời. Đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ thứ XVII-XVIII) nơi đây đã nổi tiếng là làng nghề thủ công. Chuyên làm các mặt hàng đan nát nông cụ, làm thang, giường tre, giát giường…
Ngày nay, người dân Xuân Lai đã sáng tạo làm ra các sản phẩm như: bàn, ghế, đặc biệt là dòng tranh tre nghệ thuật đặc sắc với các chủ đề về phong cảnh và tranh dân gian phục vụ thị trường nội địa. Ngoài ra còn xuất khẩu sang thị trường các nước: Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc
 
tranh tre tu quý

Giữ gìn và phát triển làng nghề.

Hiện nay, Làng nghề Xuân Lai tiếp tục được các nghệ nhân gìn giữ và phát triển. Với những sản phẩm đặc trưng có giá trị sử dụng và nghệ thuật cao. Tranh tre, nội thất bằng tre và cả những công trình kiến trúc, khuôn viên được thiết kế trang trí từ tre hun Xuân Lai. Sản phẩm của làng Xuân Lai không chỉ được người dân trong nước đón nhận mà còn được bè bạn quốc tế biết đến.
Xây dựng thương hiệu Tre trúc Xuân Lai: Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm - ảnh 3
Về thăm làng nghề Tre Xuân Lai. Quý khách liên hệ Xưởng Tre Việt để được hướng dẫn lộ trình, tham quan quá trình sản xuất nội thất tre trúc của làng nghề. Quý khách có thể trải nghiệm trực tiếp cùng người thợ giàu kình nghiệm. Tự tay tạo sản phẩm từ Tre Trúc.

14 - Làng nghề gỗ mỹ nghệ Hương mạc - Và Đồng Kỵ
Hương Mạc là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc NinhViệt Nam.
Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: vùng đất Hương Mạc trước thuộc châu Cổ Lãm
một trong những làng có truyền thống về nghề chạm khắc gỗ lâu đời nhất tỉnh Bắc Ninh.
Nghề truyền thống ở Hương Mạc nhanh chóng nhân rộng sang các làng bên là Làng Thượng, Làng Đông (Phù Khê), Làng Ông (Vân Hà), Làng Đồng Kỵ (Đồng Quang ). Sau này do lợi thế về địa điểm mua bán, người ta đã biết đến làng Đồng Kỵ nhiều hơn với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, tuy nhiên những sản phẩm này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của quê gỗ Hương Mạc do bàn tay của các nghệ nhân xưa còn truyền lại đến ngày nay.


Về Bắc Ninh ghé thăm đình Đồng Kỵ

Làng Đồng Kỵ tưng từng trong ngày lễ hội rước pháo – Nét đặc sắc xứ Kinh Kỳ | Kênh Du Lịch Việt
Đồng Kỵ là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Nơi đây cũng chính là làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ truyền thống Đồng Kỵ nổi tiếng của Việt Nam, được cho là làng giàu nhất Việt Nam
Đồng Kỵ vốn được gọi là làng Cời, nghề mộc là nghề truyền thống của người dân nơi đây. Trước năm 1975, dân làng Cời chủ yếu là đi đóng thuê giường, tủ, bàn, ghế…cho các vùng. Tuy nhiên, sau năm 1975, khi 2 miền Nam Bắc thống nhất, tiếp cận với thị trường miền Nam, người dân làng Cời nhận thấy nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại miền Nam rất lớn, sẵn có tay nghề trong tay, rất nhiều người dân Đồng Kỵ đã trở về quê hương, dùng đôi tay khéo léo của mình để tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ gỗ cao cấp tinh tế và cung cấp đến khắp các tỉnh trong nước đặc biệt là miền Nam.


Hiện thủ công nghiệp sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ xuất khẩu đang là thế mạnh lớn của làng, với thu nhập hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ không chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trong làng mà còn thu hút hàng ngàn lao động bên ngoài. Với thu nhập cho người thợ tùy tay nghề và công việc khoảng từ 1,5 - 7 triệu/tháng (2009).
Làng Đồng Kỵ đang là một làng có nhiều giám đốc, nhiều xe hơi bậc nhất của tỉnh Bắc Ninh. Kinh tế gia đình rất phát triển.
Hiện Làng Nghề cung cấp gần như đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp cho sinh hoạt, công việc, trang trí nội thất hay thờ cúng... cho thị trường trong nước và ngoài nước. SP chủ yếu được làm bằng gỗ gụ, gỗ hương, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ Nu, gỗ Sưa.
Đặc biệt, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua, cả phường nghề Đồng Kỵ đã rất tự hào khi tác phẩm Chiếu dời đô khổng lồ có sự tham gia chế tác của các nghệ nhân Đồng Kỵ.


15 - Làng gốm Phù Lãng

Gốm Phù Lãng: “Hồi sinh hồn đất”
Funland] - Hình ảnh làng gốm Phù Lãng Bắc Ninh | OTOFUN | CỘNG ĐỒNG OTO XE MÁY VIỆT NAM

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống
Về Bắc Ninh ghé thăm làng gốm Phù Lãng
Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc-Hà Bắc thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ộng được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này dược truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ 13) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung (theo www.bacninh.gov.vn Lưu trữ 2008-12-29 tại Wayback Machine).
Nghề gốm Phù Lãng được hình thành và phát triển ở đây vào khoảng thời Trần, thế kỷ XIV. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số nhà sưu tập còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 - 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu.

Tìm hiểu về làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh CÔNG TY CỔ PHẦN THIỆP NỔI VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM
Làng nghề gốm Phù Lãng đã tồn tại và phát triển hơn 800 năm, là một trong những dòng gốm cổ, đặc trưng ở miền Bắc, chủ yếu được biết đến với những sản phẩm gia dụng, phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Tinh hoa gốm Phù Lãng - Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam - VOVTV
Bắc Ninh: Làng gốm Phù Lãng rộn ràng vào vụ Tết - Ảnh thời sự trong nước - Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)

 

 

Tags:,

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

Baner Trái Đồ chơi Kinh Bắc
Baner Phải đồ chơi Kinh Bắc