Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Vui chơi giúp kích thích sự sáng tạo ở trẻ

Vui chơi giúp kích thích sự sáng tạo ở trẻ
 
Chơi không chỉ để vui, mà còn giúp bé phát triển sự sáng tạo, khả năng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau, làm giàu trí tưởng tượng của bé và giúp hình thành kỹ năng học hỏi để bé đến trường sau này.
Bé sẽ học được cách quan sát, lắng nghe và làm theo hướng dẫn, biết cách cùng chơi nhóm với các bạn, nên sẽ nhanh chóng hoà nhập khi đi nhà trẻ. Những trò chơi tương tác và các trang thiết bị, đồ chơi phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ em tại Đồ chơi Kinh bắc sẽ giúp trí óc của bé học cách khám phá thế giới xung quanh và trở thành người biết cách tự học sau này. Thêm vào đó, sự tham gia của phụ huynh vào tất cả các hoạt động vui chơi của trẻ cũng giúp người lớn học cách tìm hiểu, làm thế nào để cùng chơi với con và khuyến khích sự phát triển của trẻ trong lúc cùng vui đùa với nhau. Những trò chơi này tại Đồ chơi Kinh bắc không chỉ đem đến cho trẻ niềm say mê khám phá, mà còn mang lại cho phụ huynh và bé những khoảnh khắc yêu thương.

1. Chơi xếp hình:
 Xếp hình là trò chơi giúp trẻ tăng khả năng quan sát, tìm tòi và sáng tạo của mình. Đây là trò chơi phổ biến được rất nhiều em nhỏ yêu thích. Bố mẹ có thể mua cho trẻ các hình khối nhiều hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau. Khi làm quen với trò chơi, bố mẹ nên cho trẻ xếp các mẫu hình đơn giản, sau đó tăng dần độ khó của trò chơi. Ban đầu, bạn có thể vừa hướng dẫn vừa xếp hình để bé làm theo mình. Sau khi đã biết cách xếp hình, bạn hãy để bé tự tay sáng tạo các tác phẩm “độc đáo” của mình.
Khi trẻ hoàn thành tác phẩm của mình, bạn nên khuyến khích, động viên để tạo sự hứng thú cho trẻ.
Lắp ghép đồ chơi khối hoặc các bộ Lego giúp trẻ học kỹ năng giải quyết vấn đề, xây dựng trí tưởng tượng. Một bộ đồ chơi xếp hình cũng là công cụ kết nối phụ huynh và con hiệu quả. Khi mới bắt đầu, bố mẹ và trẻ có thể lắp ghép tự do, không theo khuôn mẫu. Nhưng khi các bé đã thành thạo, bố mẹ có thể gợi ý con lắp ghép mô phỏng đồ vật, hình tượng yêu thích. Chẳng hạn bé 8 tuổi thích ôtô, bạn mua bộ xếp hình ôtô và khuyến khích trẻ lắp ghép chiếc xe mơ ước.
Bằng cách gợi ý một mục tiêu cụ thể, trẻ phải xây dựng kế hoạch thực hiện nó với những nguyên vật liệu sẵn có. Điều này giúp các em trau dồi khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề để ứng biến với thực tế.
 bộ xếp hình lớn 78 chi tiết
2. Chơi cát nặn sinh học:
 
Bạn nên chuẩn bị cho trẻ cát nặn sinh học nhiều màu sắc, dụng cụ cán đất, và dao cắt, khuôn cát để bé sáng tạo tác phẩm của mình. Với đầy đủ bộ dụng cụ cát sinh học  này, bạn hãy cùng bé tạo nên những tác phẩm thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Trò chơi cát nặn sinh học không chỉ giúp trẻ kích thích trí tuệ của mình mà còn giúp cha mẹ phát hiện ra tài năng nghệ thuật tiềm ẩn của con mình.
Cát nặn sinh học là trò chơi giúp kích thích trí sáng tạo cũng như phát triển cơ tay linh hoạt và khéo léo hơn.
 
3. Tranh cát, tô tượng:

Vẽ tranh cát, tô tượng là trò chơi vừa giúp trẻ phát triển trí tượng tưởng, sáng tạo của mình vừa tập cho trẻ tính kiên nhẫn trong công việc và cuộc sống sau này. Ban đầu, bạn có thể mua cho trẻ các tranh cát, những con tượng đơn giản để bé tô màu và làm quen với các hình vẽ. Với set tô tượng, tranh cát này, trẻ sẽ nhận thức được màu sắc, học cách nhận biết các đồ vật, cũng như rèn luyện khả năng linh hoạt của tay và mắt.
 Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn hãy để trẻ tự tay mình tô những con tượng to, nhiều chi tiết, những bức tranh cầu kì hơn và dần dần nâng cao tuỳ theo năng khiếu của từng trẻ. Thông qua trò chơi vẽ tranh, trẻ không chỉ được rèn luyện mắt tinh, tay linh hoạt mà còn nhận biết thế giới xung quanh mình từ đơn giản đến phức tạp.
 
 
 
 
 
Tags: ,

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

Baner Trái Đồ chơi Kinh Bắc
Baner Phải đồ chơi Kinh Bắc