Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

TẠI SAO TRẺ EM CẦN ĐƯỢC VUI CHƠI?

Tại sao Trẻ em cần phải được vui chơi ?
Trò chơi ở trẻ em không phải là một hoạt động theo bản năng, cũng không phải vì thừa năng lượng nên mới chơi mà vì do mâu thuẫn giữa nguyện vọng của trẻ em muốn được trực tiếp tham gia vào cuộc sống của người lớn với khả năng của chúng chưa được chuẩn bị đầy đủ nên đã nảy sinh trò chơi.
Vậy trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác động tương hỗ giữa chủ thể với môi trường xung quanh (trẻ em nhận thức thế giới thông qua trò chơi). Trong trò chơi trẻ mô phỏng lại cuộc sống của người lớn mà chủ yếu là chúng tái tạo các hành động, các quan hệ qua lại của họ một cách độc đáo bằng hành động và hình tượng, đồng thời khi tái tạo các quan hệ của người lớn, trẻ bộc lộ được thái độ, cảm xúc của mình. Khi chơi, trẻ sống một cuộc sống thực đầu tiên chính trong hoạt động chơi chứ không phải hoạt động nào khác, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp và chủ động vận dụng các ấn tượng, các kinh nghiệm đã có để củng cố, khái quát thành kiến thức và để hình thành nhân cách. Chính vì vậy trò chơi là thực tiễn tự lực của trẻ em, là một hoạt động phản ánh tự lực và sáng tạo của trẻ cần được người lớn tổ chức hướng dẫn.
Ý nghĩa giáo dục của trò chơi:
Giáo dục đạo đức cho trẻ: Trong khi chơi, trẻ nắm được các tiêu chuẩn đạo đức, các quy tắc chơi một cách thực tiễn. Nhờ những mối quan hệ đa dạng trong trò chơi mà đứa trẻ tham gia đã hình thành được các phẩm chất đạo đức quý giá như: Lòng nhân ái, vị tha, đoàn kết, gắn bó biết giúp đỡ lẫn nhau, được giao lưu với nhau một cách tự nhiên và thoải mái luyện được ý chí và ý thức, tính kỷ luật, tổ chức của trò chơi, kiên nhẫn trong khi chơi và có được ý thức tập thể; Giáo dục trí tuệ: Trò chơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó giúp trẻ phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy hành động trực quan, tư duy trực quan hình tượng, phát triển óc tưởng tượng của trẻ. Qua trò chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ em sẽ được phát triển; Giáo dục thể lực: Tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, lanh lợi, hoạt bát, tác động tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi chất, giúp cơ thể phát triển nhanh, khỏe. Luyện cho trẻ được các giác quan với những trò chơi phản ứng nhanh, đòi hỏi ghi nhớ, nhanh mắt, quan sát, tập trung…Trò chơi cũng có thể chữa bệnh cho các em bị trâm uát, căng thẳng hay suy nhược thần kinh; Giáo dục thói quen lao động: Mục đích căn bản của trò chơi là phải dần dần biến trò chơi thành thói quen lao động đối với trẻ khi tham gia chơi. Trong khi chơi, trẻ làm quen dần với các loại hình lao động của người lớn, giúp trẻ vừa mở rộng hiểu biết vừa rèn luyện được một số kỹ năng lao động như tự phục vụ, biết quý trọng lao động, biết tự giác tôn trọng kỷ luật chơi để khi lớn lên sẽ tự giác giữ đúng theo pháp luật; Giáo dục thẩm mỹ: Thông qua trò chơi, trẻ phản ánh được mối quan hệ xã hội của người lớn và cũng qua đó, trẻ cảm thụ được cái đẹp.
Tags: ,

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

Baner Trái Đồ chơi Kinh Bắc
Baner Phải đồ chơi Kinh Bắc