CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO (TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI)
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan: trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập. Và khi mỗi trẻ em biết ăn, biết ngủ, học hành tốt chính là một trẻ em ngoan ngoãn, vừa lòng cha mẹ. Làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình.
Lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong qúa trình phát triển chung của trẻ em. Đúng như L. N. Tonxtoi đã nhận định: “ Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi ”.
Giai đoạn trẻ em từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong tâm lý của trẻ: các em vừa bước ra cuộc khủng hoảng lên 3 và chuẩn bị để bước vào lớp 1.
Với sự phát triển chóng mặt của xã hội – các bà mẹ trẻ thường lo ngại khi thấy trẻ chơi quá nhiều. Liệu họ có nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi ở trẻ hay không? Liệu họ có thấy được toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi hoạt động chủ đạo – “Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo”. Làm rõ những vấn đề có liên quan đến trò chơi đóng vai theo chủ đề (TCĐVTCĐ) và thấy được vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo không chỉ vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là trò chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo: "trẻ học mà chơi, chơi mà học". Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, và mở ra một chặng đường phát triển mới về chất.
Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, là phương tiện để phát triển toàn diện nhân cách. Vì thế chúng ta cần thấy được việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẪU GIÁO (TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI)
1.Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo
1.1.Đặc điểm của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo
1.2. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề
1.3. Vai trò của trò chơi trong sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo
2.Sự nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập, lao động
2.1.Sự nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập
2.2.Những hình thức sơ đẳng của hoạt động lao động
1.Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo:
Vui chơi là hoạt động chủ đạo không chỉ vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là trò chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ. Nó chi phối các dạng hoạt động khác làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của tuổi mẫu giáo.
1.1. Đặc điểm của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo:
a.Vui chơi là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp dẫn của trò chơi .
b. Đối với trẻ, trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập và ý thức làm chủ
c. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, là có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau.
d. Trò chơi của tuổi mẫu giáo mang tính chất ký hiệu - tượng trưng.
a.Vui chơi là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp dẫn của trò chơi .
b. Đối với trẻ, trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập. Trong khi chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện rõ ý thức làm chủ, hoạt động chơi tích cực và độc lập. Trong hoạt động vui chơi, người lớn chỉ có thể gợi ý, hướng dẫn.
Tác dụng giáo dục của người lớn trong hoạt động vui chơi là biến những yêu cầu giáo dục thành nội dung của hoạt động vui chơi và hướng dẫn tổ chức cho trẻ vui chơi sao cho thoả mãn nhu cầu hứng thú của trẻ, mà lại đạt được yêu cầu giáo dục.
c. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, là có sự phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau.
+Trò chơi với trẻ mẫu giáo là phản ánh một mặt nào đó của xã hội người lớn mà hoạt động của người lớn thì bao giờ cũng mang tính chất xã hội.
+Bởi vậy, tiến hành một trò chơi mô phỏng lại đời sống xã hội thì nhất thiết phải có nhiều trẻ em tham gia. Tính hợp tác là một nét phát triển mới trong vui chơi của trẻ mẫu giáo.
d. Trò chơi của tuổi mẫu giáo mang tính chất ký hiệu - tượng trưng.
+Trong khi chơi, mỗi đứa trẻ đều tự nhận cho mình một vai nào đó và thực hiện hành động phù hợp với vai chơi, nhưng chỉ là hành động giả vờ.
+Trong khi chơi, trẻ còn lấy vật này thay thế vật kia và tự đặt tên cho vật thay thế, rồi sử dụng vật thay thế đó cho phù hợp với tên gọi của nó.
+Tất cả những điều giả vờ trên lại mang một ý nghĩa rất thực, vì nó phản ánh một sự việc thực đã xảy ra trong cuộc sống. Đó chính là sự ra đời của chức năng mới của ý thức: Chức năng ký hiệu - tượng trưng.
+Ở MG bé thành tố hành động chơi tượng trưng xuất hiện sớm và phát triển mạnh nhất, còn thành tố tình huống chơi tưởng tượng giữ vị trí thấp nhất. Ngược lại sang tuổi MG nhỡ và MG lớn hành vi hoàn cảnh chơi tưởng tượng lại phát triển mạnh hơn các yếu tố tượng trưng khác.
+ Mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi): hành vi tượng trưng của bé mẫu giáo bé đạt mức (MG bé) đạt mức độ thấp, phát triển chưa cao.
+Thí dụ trẻ nói:“Khóc nhè, khóc nhè” với búp bê và bắt chước tiếng khóc. Sự bắt chước giả vờ .
+Mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi): trong trò chơi của mình, trẻ mẫu giáo nhỡ (MG nhỡ) có thể sử dụng bất kỳ một đồ vật chơi nào để thay thế cho vật thật. Ở mức độ này, hành vi bắt chước được mượn từ mẫu hành vi của người khác.
+ Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi): trong trò chơi, trẻ có thể thực hiện các hành động chơi với những vật tưởng tượng không có trong thực tế, biến đổi và sử dụng vật theo nội dung của trò chơi. Theo hướng này hành vi biểu trưng của trẻ ngày càng phức tạp.
a.Chủ đề và nội dung trò chơi đóng vai theo chủ đề
b. Vai chơi và hành động chơi: Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi
c. Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi: quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi. là những người bạn cùng thực hiện một công việc chung.
d. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi: đồ chơi mô phỏng theo những đồ vật thực vật thay thế cho đồ vật thật,VD: cái gối thay cho em bé, cái ghế thay cho toa tàu...
a. Chủ đề và nội dung trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ):
+Trò chơi ĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo phản ánh cuộc sống khá đa dạng với các mảng hiện thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vào trong trò chơi được coi là chủ đề của trò chơi.
+Do đó, chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn màu muôn vẻ mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì phong phú bấy nhiêu. Cùng một chủ đề nhưng ở mỗi lứa tuổi trẻ lại tái tạo các mặt rất khác nhau của hiện
+ Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được và phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hành động của người lớn với các đồ vật, những mối quan hệ giữa họ với nhau, những yếu tố đạo đức, thẩm mỹ...
+ Đối với nội dung trò chơi ta cần phải quan tâm xem xét khía cạnh tích cực hay tiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo. Nếu không quan tâm thì trẻ có thể chơi những trò chơi tiêu cực như say rượu, nhảy tàu điện, bố mẹ cãi nhau...
b. Vai chơi và hành động chơi:
+Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Đóng vai có nghĩa là tái tạo lại hành động của một người lớn với các đồ vật trong những mối quan hệ nhất định với những người xung quanh.
+Trong vai chơi trẻ nhận làm một chức năng xã hội của một người nào đó, thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp. Đóng vai là con đường giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh.
+Muốn trở thành một vai nào đó trong trò chơi, điều quan trọng là trẻ phải biết thực hiện hành động của vai đó. Những hành động này xuất phát từ hành động thực tế mà trẻ đã trông thấy trong cuộc đời thực hay nghe kể lại.
+Những thao tác của hành động lại phụ thuộc vào đồ chơi, như vậy hành động chơi và thao tác chơi đều phải phù hợp với điều kiện thực tế, cũng có nghĩa là để thực hiện vai chơi trẻ không hành động tuỳ tiện mà hành động chơi phải xuất phát từ vai chơi.
+Vai chơi trong trò chơi quy định hành động của trẻ đối với đồ vật và đối với bạn cùng chơi.
+Tuy nhiên đây chỉ là hành động mô phỏng, do đó nó không đòi hỏi phải có thao tác đúng kỹ thuật, mà chỉ cần phỏng theo hình thức của nó và mang tính khái quát.
+Chính tính khái quát và ước lệ của hành động chơi cho phép trẻ tiến hành trò chơi trong những điều kiện các đồ chơi khác nhau.
c. Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi:
+ Những quan hệ chơi: Đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định, mô phỏng mối quan hệ của người lớn trong xã hội.
+ Những quan hệ thực: Đó là những quan hệ qua lại giữa những trẻ là những người tham gia trò chơi, những người bạn cùng thực hiện một công việc chung.
+Trong trò chơi ĐVTCĐ, các quan hệ xã hội được bộc lộ ra rõ rệt. Việc thực hiện hành động của vai chơi là phải tạo ra các mối quan hệ với các vai khác nhau.
+Sức sống của trò chơi ĐVTCĐ là ở chỗ nó tạo ra được những mối quan hệ giữa các vai. Đó chính là bản chất của trò chơi ĐVTCĐ.
+Chẳng hạn trò chơi “ bệnh viện” mô phỏng mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Trong trò chơi, lần đầu tiên những mối quan hệ giữa người với người được thể hiện ra một cách khách quan trước đứa trẻ.
+ Qua trò chơi trẻ hiểu mỗi người trong xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Ví dụ trong trò chơi “mua bán”, trẻ hiểu rằng “ người mua” có nghĩa vụ phải trả tiền cho “ người bán”, và được quyền chọn một vài thứ “hàng” nào đó mà mình thích, còn “ người bán” khi nhận được “tiền” của “người mua” thì phải trao hàng cho họ
d. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi:
+Có hai loại đồ chơi: Loại thứ nhất là những đồ chơi do người lớn làm cho trẻ, mô phỏng theo những đồ vật thực ( con búp bê, cái thìa, ô tô...)
+Loại thứ hai là những vật thay thế cho đồ vật thật ( cái gối thay cho em bé, cái ghế thay cho toa tàu...)
+Dù là đồ chơi loại 1 hay loại 2 đều không phải là đồ vật thực tương ứng với hành động của vai mà chỉ là vật thay thế nên khi trẻ thao tác với đồ vật thay thế thì những thao tác này không tương ứng với hành động thực.
+Từ đó buộc trẻ phải tưởng tượng ra một hoàn cảnh chơi tương ứng.
+Như vậy hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả chơi tưởng tượng. Nghĩa là hoạt động chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng chứ không phải trí tưởng tượng có trước khi chơi, mà đó là kết quả của hoạt động chơi.
Hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả là hoàn cảnh chơi tưởng tượng. Nghĩa là hoạt động chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng chứ không phải trí tưởng tượng có trước khi chơi, mà đó là kết quả của hoạt động chơi
Tóm lại:
+ Vui chơi, học tập và lao động là ba dạng hoạt động cơ bản của con người, trong đó thể hiện các trình độ phát triển theo bậc thang khác nhau của một đời người. Lúc đầu trẻ mới biết vui chơi, sau đó là học tập và cuối cùng là lao động. Hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo.
+ Bên cạnh hoạt động vui chơi, cần tổ chức cho trẻ tham gia vào những hoạt động khác như học tập và lao động phù hợp với các em.
+ Ngoài ra, có thể tổ chức cho trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm loài người về các lĩnh vực văn hoá - xã hội như: tạo hình, âm nhạc, thể dục - thể thao, văn học ngôn ngữ... Tuy nhiên cũng cần phải tổ chức sao cho phù hợp với những đặc điểm phát triển của trẻ.
Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo thực sự đóng vai trò chủ đạo. Ý nghĩa chủ đạo thể hiện trước hết là ở chỗ nó giúp tẻ giải quyết mâu thuẫn trong bước phát triển từ tuổi ấu nhi lên tuổi mẫu giáo. Trò chơi là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trò chơi tạo ra những nét tâm lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo, mà nổi bật là tính hình tượng và tính dễ xúc cảm, khiến cho nhân cách của trẻ mẫu giáo mang tính độc đáo khó tìm thấy ở các lứa tuổi khác. Do đó tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ. Trò chơi là phương tiện để trẻ học làm
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, được …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Tên gọi Điện Biên được vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841. Tên gọi Điện Biên có …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Thái Bình là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam. Đây là một …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng duyên hải Bắc …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đất …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Tỉnh Hà Nam là một trong những tỉnh có truyền thống anh hùng của Việt Nam, với …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Trong những năm …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, cách Hà Nội khoảng …
-
Đồ Chơi Kinh Bắc – Nhà phân phối máy game giải …
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, phía bắc giáp nước …